Hiện nay khái niệm Sensor là gì hay Proximity Sensor là gì được rất nhiều người quan tâm thắc mắc. Để làm rõ khái niệm này, Hoàng Giang Solar mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Khái niệm Sensor là gì?
Sensor còn có tên gọi là cảm biến, dùng để biến đổi những tín hiệu từ vật thể môi trường thành tín hiệu dòng điện 4-20mA, 0-10V và truyền về các thiết bị điều khiển để đưa ra những công dụng như mong muốn.
Đây cũng là khái niệm về dây sensor cho bạn nào quan tâm thắc mắc.
==> Tham khảo các bài viết liên quan khác <==
- Aptomat là gì – Aptomat tiếng Anh là gì
- Tụ bù là gì – Công thức tính điện dung của tụ bù
- Arm solar – Tấm pin Arm solar có tốt không của nước nào sản xuất
Proximity là gì?
Proximity được hiểu là khoảng cách gần hay trong chuyên ngành vật lý học hiểu đó là sự tiếp cảnh. Còn trong ngữ cảnh công nghệ, cảm biến thì proximity là gì được định nghĩa cách khác. Proximity chỉ những cảm biến tiếp cận. Người ta thường hay có các thuật ngữ proximity switch, sensor proximity hay proximity senso mà trong bài viết này bạn sẽ lần lượt tìm hiểu kỹ hết.
Proximity sensor là gì?
Proximity trong tiếng Anh có nghĩa là “sự gần gũi” hoặc “sự tiếp cận”. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh công nghệ và cảm biến, “proximity” thường được sử dụng để chỉ các cảm biến tiếp cận.
Cảm biến tiếp cận (proximity sensor) là một loại cảm biến được sử dụng để phát hiện và đo khoảng cách từ cảm biến đến vật thể gần nhất mà nó tiếp xúc hoặc tiếp cận. Cảm biến tiếp cận thường sử dụng các phương pháp như hồng ngoại, siêu âm, điện dung, hoặc từ trường để phát hiện sự hiện diện của vật thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Cảm biến tiếp cận có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm tự động hóa công nghiệp, robot hợp tác, xe tự lái, điều khiển khoảng cách, đóng/mở cửa tự động, và nhiều ứng dụng khác trong việc phát hiện sự tiếp cận hoặc vật thể gần.
Proximity sensors hay còn gọi là cảm biến tiệm cận. Đây được hiểu là loại cảm biến có thể nhận thức được sự xuất hiện của bất kỳ vật liệu nào đó mà không cần tiếp xúc. Proximity sensor tạo ra một trường xung quanh bằng cách phát ra bức xạ điện từ. Chùm tia bức xạ điện từ dò tìm bất kỳ vật gì hoặc cản trở đường đi của nó…
Xêm thêm : Biến tần là gì
Proximity Switch là gì?
Proximity Switch cũng là một khái niệm dùng để chỉ cảm biến tiệm cận. Đây thực chất là thiết bị đo lường công nghiệp, dùng để báo hiệu những vật thể xung quannh nó để cho người dùng thiết thông qua từ trường cảm biến.
Ví dụ như trông một dây chuyền sản xuất sữa của Vinamilk thì họ tiến hành gắn trực tiếp các cảm biến tiệm cận, là proximity sensor hoặc proximity switch vào các khu vực sữa hộp đã được đóng gói và sắp xuất ra ngoài thị trường. Mục đích là kiểm tra lượng sữa trong hộp sữa đạt chuẩn chưa, nếu đi qua dưới hay trên lượng tiêu chuẩn thì cảm biến tiệm cận báo đến bộ xử lý. Khi ấy, dây chuyền tự động hóa loại bỏ những hộp không đạt chuẩn theo 1 hướng khác hiệu quả hơn.
Seno là gì?
Một thuật ngữ khác cũng rất quan trọng trong ngành công nghệ, cảm biến đó là seno. Seno là mang hứng nước mưa ngoài trời mà được lắp đặt một cách tiếp giúp với mái nhà. Hệ thống này sử dụng rất phổ biến, rộng rãi ở những khu vực làng quê, nông thôn để tận dụng nguồn nước mưa tự nhiên và dùng trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Chất liệu sử dụng chủ yếu là ống nhựa, ống tôn hoặc là kẽm.
Inductive sensor là gì?
Inductive sensor hay Inductive Proximity sensor là gì? Đây là cảm biến từ thuộc vào nhóm cảm biến tiệm cận. Đây là một thiết bị hoạt động dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ, phát hiện những vật mang tính từ mà thường là sắt. Không tiếp xúc ở khoảng cách gần từ vài mm đến vài chục mm.
Các loại cảm biến tiệm cận công nghiệp (sensor) thường dùng hiện nay
Những loại cảm biến phổ biến nhất được phân loại dựa trên các số liệu như: Cảm biến điện thế hoặc cảm biến điện từ, cảm biến độ ẩm, cảm biến vận tốc. Cảm biến chất lỏng, cảm biến mức, cảm biến khí, cảm biến áp suất. Cảm biến nhiệt ( nhiệt độ) ,cảm biến quang học, cảm biến hóa học. Cảm biến vị trí cảm biến môi trường, cảm biến chuyển đổi từ,…
Xêm thêm : Năng lượng Photon là gì?
Cấu tạo của Sensor gồm những gì?
Ngoài việc góp phần rất quan trọng trong việc sử dụng những biến trở góc quay và những biến trở tuyến tính nhằm biến đổi các dịch chuyển thành các cấp điện áp khác nhau, thì Sensor cũng góp phần rất lớn trong việc chuyển các cảm biến tiệm cận kiểu điện trở và cảm biến điện dung.
Sensor hoạt động dựa trên một nguyên tắc chung trong việc đo lường các đại lượng không mang điện bằng cách biến đổi các đại lượng đó thành các tín hiệu điện. Cấu tạo của một cảm biến thường được chia làm 5 phần như sau:
- Bộ phận vi mạch xử lý: Bao gồm hệ thống cách mạch điện dùng để chuyển đổi cơ cấu các tín hiệu như : mạch khuếch đại, mạch chỉnh lưu, mạch ổn định.
- Cảm biến sensi: là thành phần dùng để đo lường trong hệ bám sát các gõ quay, và truyền các lệnh cho các góc quay ở cự ly xa mà bạn không thể thực hiện được bằng cơ khí.
- Biến áp xoay: có tác dụng chuyển đổi điện áp từ cuộn sơ cấp sang tín hiệu điện thứ cấp tương ứng.
- Con quay: (Con quay hai bậc và con quay có ba bậc tự do) dùng để đo và xác định mức độ sai lệch góc, giúp ổn định cho hệ thống truyền tín hiệu.
- Cảm biến tốc độ: Trên bộ phận này có đĩa mã có khắc vạch và ánh sáng có thể đi qua được, ở phía sau đĩa được đặt phototransistor chịu tác động của nguồn sáng.
Vì sao phải dùng proximity sensor?
Có rất nhiều lý do mà proximity sensor được ứng dụng phổ biến, rộng rãi:
- Một trong những đặc điểm nổi bật của proximity sensor cảm ứng tiệm cận là có thể phát hiện vật cảm mà không cần phải tiếp xúc với vật thể. Do vậy thường được dùng trong những dây chuyển sản xuất.
- Cảm biến tiệm cận điện cản chỉ phát hiện những vật thể là kim loại nên được ứng dụng với mục đích rà soát kim loại trong những sản phẩm phi kim loại.
- Có khả năng đáp ứng rất nhanh, tần sống đóng cắt cực kỳ nhạy,…
- Đầu cảm biến có thiết kế vô cùng đa dạng, có những loại khá nhỏ để dùng cho vị trí hẹp.
- Khả năng hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, về hóa chất ăn mòn. Nhất là đáp ứng đủ tiêu chuẩn phòng nổ, đảm bảo an toàn cho mọi người.
Ứng dụng của Sensor trong đời sống
Với những ứng dụng tuyệt vời của sensor trong các sản phẩm cảm biến, nên SENSOR thường được ứng dụng chuyên sâu trong các lĩnh vực tự động hoá công nghiệp. Bao gồm các ứng dụng sau mà bạn có thể tham khảo:
Đo lường và giám sát môi trường
Cảm biến được sử dụng để đo và giám sát các thông số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất lượng không khí, mức độ ô nhiễm, độ rung, áp suất, và độ ồn. Chúng giúp trong việc quản lý môi trường, đảm bảo an toàn và tối ưu hóa hiệu suất trong các hệ thống như hệ thống điều hòa không khí, hệ thống giám sát môi trường làm việc, và hệ thống đo lường thời tiết.
Ô tô tự động
Các sensor đóng vai trò quan trọng trong xe tự động, giúp xe nhận biết môi trường xung quanh và đưa ra quyết định. Các cảm biến radar, cảm biến laser, cảm biến hình ảnh và cảm biến siêu âm được sử dụng để phát hiện và tránh va chạm, duy trì khoảng cách an toàn, nhận dạng biển báo giao thông và định vị vị trí.
Điện tử tiêu dùng
Rõ ràng nhất có thể thấy là cảm biến được ứng dụng nhiều trong nhiều thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh và thiết bị đeo tay. Chẳng hạn, cảm biến gia tốc (accelerometer) được sử dụng để phát hiện chuyển động và xoay, cảm biến ánh sáng (light sensor) được sử dụng để điều chỉnh độ sáng màn hình, và cảm biến vân tay (fingerprint sensor) được sử dụng để nhận dạng người dùng.
Công nghiệp và tự động hóa
Sự phát triển của công nghiệp và tự động hóa không thể không có sensor. Cảm biến được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp để giám sát quá trình sản xuất, đo lường lưu lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm và điều khiển quy trình. Chúng cũng được sử dụng trong robot công nghiệp để nhận biết và tương tác với môi trường xung quanh.
Robot và trí tuệ nhân tạo
Sensor giúp robot nhận biết và tương tác với môi trường xung quanh, nhận dạng đối tượng, đo lường khoảng cách và vị trí, và thực hiện các tác vụ cụ thể. Cảm biến như cảm biến hình ảnh, cảm biến tiếng ồn, và cảm biến lực đều được sử dụng trong các ứng dụng này.
Điều khiển và giám sát thông minh
Đối với điều khiển, giám sát thooong minh thì cảm biến giúp thu thập thông tin về môi trường và hoạt động trong nhà. Từ đó điều khiển các thiết bị và hệ thống khác nhau như đèn, thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, và hệ thống âm thanh.
XEM THÊM : máy nước nóng năng lượng mặt trời chảy yếu
Cảm biến điện thoại là gì?
Cảm biến điện thoại là sensor, là linh kiện điện tử có vai trò quan trọng giúp nhận biết những yếu tố vật lý và hóa học ở xung quanh. Gồm có ánh sáng, áp suất, nhiệt độ, chuyển động,…. Từ đó sẽ tiến hanfh mã hóa dữ liệu, truyền về điện thoại người dùng một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là gì?
Cảm biến tiệm cận trên điện thoại chính là proximity sensor mà ta đã tìm hiểu về khái niệm ở đầu bài. Đây là cảm biến kỹ thuật, hoạt động bằng cách phát ra trường điện từ hay là bức xạ điện từ để phát hiện được những vật thể ở khoảng cách gần mà không cần đến tiếp xúc vật lý.
Ở trên điện thoại thì cảm biến tiệm cận được sử dụng với mục đích nhận dạng hành vi, hành động người dùng.
Tổng kết
Với những thông tin trên về sensor đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại cảm biến sensor là gì, tầm quan trọng và vai trò, ứng dụng trong đời sống con người. Từ đó mọi người có thể dễ dàng ứng dụng vào trong công việc sản xuất kinh doanh. Ứng dụng trong công nghệ, thậm chí trong những sáng kiến riêng của mình.