Tụ bù là gì? – Công thức tính tụ bù 3 pha

Tìm hiểu về tụ bù - Tụ bù là gì

Tụ bù là một khái niệm khá quen thuộc đối với dân kỹ thuật, những người làm điện. Tuy nhiên, với những các bạn sinh viên mới bắt đầu học điện không phải ai cũng biết đến khái niệm này. Vì vậy, ở bài viết này Hoàng Giang Solar cung cấp cho bạn những thông tin khách quan và cần thiết về loại thiết bị điện này.

Tìm hiểu về tụ bù – Tụ bù là gì?

Tìm hiểu về tụ bù - Tụ bù là gì
Tụ bù có công dụng tích và phóng điện trong mạch điện

Tụ bù là gì? 

Tụ bù được biết đến là một hệ hai vật dẫn được đặt gần nhau, và được ngăn cách bởi một lớp điện môi cách điện. Trong mạch điện, tụ bù có công dụng tích và phóng điện. Trong một hiệu điện thế, điện dung của tụ bù là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

Điện dung của tụ được xác định bằng công thức C = \frac{Q}{U}. (Fara, kí hiệu: F).

Trong đó: C là điện dung của tụ bù; Q là điện tích của tụ bù; U là hiệu điện thế giữa hai bản của tụ bù.

Trên thị trường thiết bị điện hiện nay, tụ bù còn được sử dụng bởi các tên gọi như tụ bù điện, tụ bù cosφ, tụ bù công suất phản kháng,…

Xem thêm : Inverter là gì ? Công nghệ Inverter là gi?

Cấu tạo của tụ bù là gì?

Tụ bù được cấu tạo gồm có hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện. Đặt cố định trong một bình hàn kín, đưa ra bên ngoài là hai đầu bản cực.

Xêm thêm: Điện áp là gì

Phân loại tụ bù 

Phân loại theo cấu tạo: Gồm có tụ bù khô (loại bình tròn dài, giá thành thấp hơn) và tụ bù dầu (loại bình hình chữ nhật với sườn cạnh vuông hoặc tròn, độ bền cao hơn).

Phân loại theo điện áp: Gồm có tụ bù hạ thế một pha (230V, 250V) và tụ bù hạ thế ba pha (chủ yếu là 415V, 440V).

Nguyên lý hoạt động của tụ bù là gì?

Nguyên lý hoạt động của tụ bù là gì2
Nguyên lý hoạt động của tụ bù trong hệ thống điện

Như vậy bạn đã rõ tụ bù là gì. Vậy nguyên lý hoạt động của tụ bù như thế nào? Tụ bù được ứng dụng trong nhiều mạch điện, ở rất nhiều những địa điểm khác nhau.

Khi công suất truyền từ nguồn đến tải sẽ có 2 công suất được sinh ra. Đó là công suất tác dụng và công suất phản kháng. Công suất tác dụng chính là cần mà chúng ta cần, sinh ra công hữu ích cho đơn vị. Phần công suất còn lại sẽ không có khả năng sinh ra công nên dùng tụ bù công suất phản kháng. Mục đích là nâng cao hệ số công suất cos phi. 

Tổng hợp 2 công suất này sẽ được gọi là công suất biểu kiến, quan hệ mật thiết qua công thức:

P= S. cosϕ.

S2 = P2 + Q2

Q = S. sinϕ.

Trong đó: S là công suất biểu kiến, P là công suất tác dụng và Q là công suất phản kháng.

Tụ bù có tác dụng gì trong hệ thống điện? 

Trong hệ thống điện, tụ bù thường được sử dụng để bù công suất phản kháng với mục đích nâng cao hệ số công suất cosφ. Điều này giúp đảm bảo hoạt động của lưới điện trong hệ thống điện. Ngoài ra còn giúp người sử dụng tránh bị phạt tiền theo quy định được ban hành bởi ngành Điện lực. Do đó, việc sử dụng tụ bù sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể tiền điện hàng tháng.

Tụ bù còn được biết đến là thành phần chính trong tủ điện bù công suất phản kháng để đảm bảo hệ thống này hoạt động hiệu quả, ổn định và chắc chắn an toàn. Một số hệ thống bù được nhiều người sử dụng gồm có Bộ điều kiển tụ bù, Thiết bị đo, hiển thị,…

Công thức tính tụ bù 3 pha là gì?

Công thức tính tụ bù 3 pha là gì
Công thức tính tụ bù 3 pha được dùng để tính toán giá trị tụ bù cần thiết trong hệ thống điện 3 pha

Công thức tính tụ bù 3 pha là công thức được dùng để tính toán giá trị tụ bù cần thiết trong hệ thống điện 3 pha. Tụ bù được sử dụng để cải thiện yếu tố công suất của hệ thống và giảm tổn thất công suất.

Công thức tính tụ bù 3 pha được biểu diễn như sau:

Q = √3 × V × I × Xc

Trong đó:

  • Q là giá trị tụ bù cần thiết (VAR – Volt-Ampere Reactive).
  • √3 là căn bậc hai của 3 và xuất hiện do tính chất ba pha của hệ thống.
  • V là điện áp hệ thống (Volt).
  • I là dòng điện hệ thống (Ampere).
  • Xc là giá trị tụ bù (Ohm).

Công thức tính điện dung của tụ là gì?

Công thức tính điện dung suy ra từ công thức tụ điện như sau: C=Q/U

Trong đó: 

  • C là điện dung của tụ được đo bằng đơn vị fara (F).
  • U là hiệu điện thế (V).
  • Q là điện tích (C).

Đổi đơn vị trong quá trình tính toán: 

  • 1 micrôfara (kí hiệu là μF) = 1.10-6 F.
  • 1 nanôfara (kí hiệu là nF) = 1.10-9 F.
  • 1  picôfara (kí hiệu là pF) = 1.10-12 F.

Từ công thức tính tụ điện C suy thêm ra công thức tính Q và U

Trong đó:

  • C: Điện dung của tụ đo bằng đơn vị fara (F).
  • U: Hiệu điện thế (V) 
  • Q: Điện tích (C)

Capacitor là gì?

Capacitor hay còn được gọi là tụ điện, là linh kiện điện tử thụ động gồm có 2 bản cực song song, ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi. Khi có sự chênh lệch điện thế ở 2 điểm bề mặt thì sẽ xuất hiện địch tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.

Tụ điện Capacitor có tính chất cách điện với dòng điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua (dựa trên nguyên lý phóng nạp). Capacitor thường được dùng trong những mạch điện tử như là mạch lọc nguồn – lọc nhiều, mạch tạo dao động hoặc là mạch truyền tín hiệu xoay chiều,…

Tác dụng của tụ bù mắc song song với tải

Tác dụng của tụ bù mắc song song với tải
Tụ bù mắc song song với tải có tác dụng như thế nào?

Khi mắc tụ bù song song với tải thì dòng điện có tính dung của tụ cùng đường đi như những thành phần cảm kháng của dòng tải. Chính vì thế mà 2 dòng điện sẽ có tình trạng triệt tiêu nhau, lc – lL. Như vậy thì sẽ không còn tồn tại dòng phản kháng qua lưới của vị trí đặt tụ nữa.

Bộ điều khiển tụ bù là gì?

Bộ điều khiển tủ điện tụ bù chính là phần thiết bị trung tâm của tủ điện bù, có khả năng tự động bù công suất phản kháng. Qua những tính năng thông minh, tự động, chính xác, phương pháp bù tự động đã dần thay thế toàn bộ các hệ thống bù thủ công trước đây.

Tụ bù 3 pha là gì?

Tụ bù 3 pha được hiểu là tụ công nghiệp điện chuyên dụng đối với mạng lưới điện 3 pha. Bên cạnh đó thì còn được dùng cho mạng lưới điện 1 pha loại dân dụng. Mỗi pha sẽ bù cho hệ thống điện 15KVA, tổng 3 pha sẽ là 45KVA. Thực tế cho thấy con số này cao gấp 9 lần những loại tụ bù 1 pha dân dụng.

Tụ bù điện 220v là gì?

Còn tụ bù điện 220V thì là tụ bù trung thế, sẽ gồm 2 vật dẫn đặt gần nhau, ngăn cách bằng 1 lớp cách điện còn gọi là lớp điện môi. Chức năng chính của tụ bù điện 220V đó là tích trữ, phóng điên trong toàn mạch điện.

Kết lại

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về tụ bù.  Giú bạn giải đáp những thắc mắc về loại thiết bị điện này. Từ đó, giúp bạn có một sự lựa chọn chắc chắn và hiệu quả nhất. 

Ngoài ra nếu quý bạn đọc, khách hàng có nhu cầu sửa chữa điện nước, sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời Hồ Chí Minh , Đèn năng lượng chính hãng,  Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình xin liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn. 

Mọi thông tin tư vấn quý khách có thể liên hệ theo địa chỉ sau đây :

Địa chỉ : 69 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM, Việt Nam

Mail: hoanggiangsolar@gmail.com

Webhoanggiangsolar.com

https://hoanggiangsolar.com/lien-he/

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *